Nhiều năm về trước khi Sếp giao cho team lên kịch bản video cho chiến dịch sắp tới, mặc dù trong team không ai nhận và mình newbie cũng chưa từng làm kịch bản bao giờ, nhưng mình vẫn đứng ra nhận và hoàn thành sau 2 ngày. Đây là cách mình đã làm:
1. Xác định mục tiêu và đối tượng mục tiêu:
- Xác định mục tiêu của video: Tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy hành động,…
- Xác định đối tượng mục tiêu: Độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi, của nhóm đối tượng hướng đến
2. Lên ý tưởng:
- Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng hướng đến thì bắt đầu Brainstorming ý tưởng độc đáo, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu.
- Tham khảo các video viral khác để lấy cảm hứng.
3. Viết kịch bản:
Để viết được kịch bản video thì bạn phải biết được trong kịch bản có những gì đã, và mình bắt đầu tìm ở mọi ngóc ngách trên google từ: template kịch bản video, hướng dẫn lập kịch bản video, làm thế nào để lập kịch bản video,…. Sau khi có được cái sườn mình bắt đầu lên chi tiết:
Bố cục nội dung:
- Chia video thành các phân cảnh logic, có liên kết với nhau.
- Mỗi phân cảnh có mục tiêu riêng, dẫn dắt người xem đến thông điệp cuối cùng.
Mục tiêu mỗi phân cảnh:
- Xác định mục tiêu cụ thể cho từng phân cảnh (giới thiệu, thu hút sự chú ý, giải quyết vấn đề, kêu gọi hành động,…).
Thời gian:
- Xác định thời lượng phù hợp cho mỗi phân cảnh và video tổng thể.
- Nên đảm bảo video ngắn gọn, súc tích, không quá dài dòng.
Nội dung chi tiết:
- Viết nội dung chi tiết cho từng phân cảnh, bao gồm lời thoại, hành động, hình ảnh, âm thanh,…
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với đối tượng mục tiêu.
Diễn viên:
- Lựa chọn diễn viên phù hợp với vai diễn, có khả năng truyền tải thông điệp của video.
- Diễn xuất tự nhiên, cuốn hút người xem.
Thoại nhân vật:
- Viết lời thoại ngắn gọn, súc tích, ấn tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ đời thường, phù hợp với tính cách nhân vật.
Bối cảnh và địa điểm:
- Lựa chọn bối cảnh và địa điểm phù hợp với nội dung video.
- Bối cảnh đẹp mắt, thu hút sự chú ý của người xem.
Hiệu ứng video:
- Sử dụng hiệu ứng video phù hợp để tăng tính hấp dẫn cho video.
- Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng gây rối mắt người xem.
Ghi chú (Phụ đề):
- Thêm phụ đề cho video để người xem dễ dàng hiểu nội dung.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
4. Chỉnh sửa và hoàn thiện video:
- Chỉnh sửa video để đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất.
- Thêm nhạc nền phù hợp với nội dung video.
- Lồng tiếng cho video nếu cần thiết.
5. Quảng bá video:
- Chia sẻ video trên các kênh mạng xã hội, website, diễn đàn,…
- Sử dụng các chiến dịch quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Nguồn: Văn Tiên Marketing